Cách bố trí giếng trời cho nhà ống khoa học, đúng phong thuỷ
Với nhiều giải pháp kiến trúc hiện đại, cách bố trí giếng trời cho nhà ống khoa học, đúng phong thuỷ từ lâu đã được nhiều người quan tâm để tối ưu hóa cho không gian sống. Để tìm hiểu về cách bố trí giếng trời tốt nhất mọi người có thể cùng Xây dựng Phú Hưng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Hiểu thêm về nhà ống và vai trò của giếng trời
Nhà ống từ lâu đã được biết đến là loại hình nhà ở trưng tại các thành phố lớn của Việt Nam, đặc biệt là ở những khu vực có mật độ dân cư cao. Đặc điểm nổi bật của nhà ống là diện tích dài và hẹp, thường có chiều ngang từ 3-5m, chiều dài có thể lên đến 20m hoặc hơn.
Thiết kế này xuất phát từ việc tận dụng tối đa diện tích đất hạn chế trong đô thị, đồng thời đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng của người dân thành thị. Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhà ống cũng tồn tại nhiều hạn chế đáng kể.
Trong đó, ưu điểm lớn nhất của nhà ống là giá thành tương đối thấp hơn so với các loại hình nhà ở khác, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều gia đình trẻ mới lập nghiệp.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của nhà ống là thiếu ánh sáng tự nhiên và khó khăn trong việc thông gió. Do có diện tích hẹp và dài, các phòng giữa nhà thường không có cửa sổ, dẫn đến tình trạng thiếu ánh sáng và không khí bí bách.
Để khắc phục những hạn chế của nhà ống, các kiến trúc sư đã đưa ra giải pháp “giếng trời”, tạo một khoảng trống thông từ mái nhà xuống các tầng dưới. Được thiết kế nhằm đưa ánh sáng tự nhiên và không khí vào bên trong ngôi nhà, đây là một giải pháp thông minh, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ánh sáng tự nhiên không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng mà còn tạo cảm giác thoáng đãng, rộng rãi cho không gian sống. Bên cạnh đó, giếng trời còn giúp lưu thông không khí, tạo ra sự tự nhiên giữa các tầng của ngôi nhà. Điều này còn giúp điều hòa nhiệt độ, giảm độ ẩm và tạo ra môi trường sống trong lành, mát mẻ hơn.
Xem thêm thông tin về: 20+ Mẫu nhà cấp 4 ngang 8m đẹp như mơ, dẫn đầu xu hướng 2024
Cách bố trí giếng trời cho nhà ống khoa học, đúng phong thuỷ
Loại hình nhà ống được xây dựng thường có rất nhiều thiết kế khác nhau với phần mái, tầng,… Chính vì lý do đó khi chọn bố trí giếng trời cho nhà ống cần phải trải qua nhiều công đoạn cũng như lựa chọn vị trí, kích thước, hướng, thiết kế một cách sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là những điều quan trọng cần tìm hiểu trước khi lắp đặt giếng trời cho nhà ống.
Cách chọn vị trí bố trí giếng trời
Việc chọn vị trí lắp đặt giếng trời đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tối ưu hóa lợi ích và tránh bất lợi không mong muốn trong thiết kế nhà ống. Dưới đây sẽ gợi ý cho mọi người về các vị trí lý tưởng để lắp đặt giếng trời cũng như khu vực nên tránh trong ngôi nhà của mình.
Vị trí lý tưởng
- Chính giữa nhà: Đây được xem là vị trí tốt nhất tạo nên hiệu quả lấy sáng tốt. Ánh sáng tự nhiên ở khu vực này có thể phân bổ đều khắp các khu vực trong nhà, giúp điều hòa nhiệt độ và độ ẩm một cách hiệu quả nhất.
- Khu vực ít sử dụng: Nhiều thiết kế khác lựa chọn những khu vực hành lang, cầu thang để quá trình di chuyển trở nên sáng sủa, an toàn hơn và giúp tiết kiệm điện năng chiếu sáng.
- Nơi cần lấy sáng: Bên cạnh đó nhiều thiết kế nhà ống còn lựa chọn thiết kế giếng trời ở sau nhà để lấy sáng cho khu vực bếp và lưu thông không khí cho khu vực hành lang.
Vị trí cần tránh
- Khu vực thờ cúng: Không nên làm giếng trời ở khu vực thờ cúng, điều này sẽ làm mất đi sự trang nghiêm, thanh tịnh. Bên cạnh đó thiết kế này sẽ gây chói mắt, khó chịu cho người trong gia đình khi thực hiện thắp hương hay lễ cúng khác.
- Khu vực phòng khách chính: Khu vực phòng khách chính của loại hình nhà ống thường được thiết kế với không gian cửa chính hoặc khu vực ban công trên tầng. Chính vì lý do đó không nên thiết kế giếng trời ở các khu vực này, điều này sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường sống.
Lựa chọn kích thước và hướng phù hợp
Bên cạnh việc lựa chọn vị trí giếng trời cho nhà ống thì việc cân nhắc kích thước và hướng phù hợp cũng nắm vai trò hết sức quan trọng. Mỗi ngôi nhà ống đều có đặc thù riêng và phong cách thiết kế khác nhau cho nên hãy tìm hiểu về thông tin kích thước, hướng giếng trời cụ thể sau đây.
Kích thước giếng trời
Kích thước giếng trời của nhà ống phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả lấy sáng và thông gió của ngôi nhà. Việc lựa chọn kích thước phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Diện tích nhà: Ngôi nhà càng rộng, kích thước giếng trời có thể càng lớn để đảm bảo đủ ánh sáng cho toàn bộ không gian.
- Nhu cầu sử dụng: Nếu muốn tận dụng giếng trời để trồng cây hoặc tạo không gian thư giãn, kích thước cần lớn hơn so với mục đích lấy sáng đơn thuần.
- Điều kiện ánh sáng: Bên cạnh khu vực có nhiều nắng có thể lựa chọn kích thước nhỏ hơn so với nơi ít nắng.
Kích thước phổ biến theo khảo sát thường dao động từ 1/10 đến 1/8 điện tích sàn nhà. Ví dụ với căn nhà 100m2, kích thước giếng trời lý tưởng sẽ từ 10m2 đến 12.5m2. Tuy nhiên, việc này cũng cần đảm bảo tỷ lệ hài hòa với tổng thể kiến trúc, tránh làm mất cân đối không gian.
Hướng giếng trời
Bên cạnh những yếu tố trên, hướng giếng trời còn được xem xét kỹ lưỡng trong việc tận dụng ánh sáng tự nhiên và phù hợp với phong thủy cùng nhiều yếu tố khác. Dưới đây là những điều cần lưu ý:
- Ưu tiên hướng Đông Nam và Đông Bắc: Hai hướng chính này được đánh giá cao với việc lấy sáng tự nhiên tốt nhất, đặc biệt là vào buổi sáng.
- Tránh hướng Tây và Tây Bắc: Nắng thường gắt vào buổi chiều sẽ gây nóng bức và khó chịu khi thiết kế giếng trời nhà ống theo hướng này.
Bên cạnh việc lựa chọn hướng, nhiều người còn lưu ý những giải pháp điều chỉnh ánh sáng bằng cách lắp đặt lam che nắng để kiểm soát lượng ánh sáng vào nhà. Tuy nhiên việc chọn hướng cũng cần lưu ý đến địa thế của ngôi nhà cũng như các yếu tố khí hậu địa phương, các mùa trong năm,…
Chọn thiết kế giếng trời phù hợp
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc bố trí giếng trời một cách phù hợp nhất cho nhà ống cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng sau đây:
- Lan can bảo vệ: Cần lắp đặt lan can cao ít nhất 1m, chắc chắn và có khoảng cách giữa các thanh không quá 10m.
- Mái che mưa: Nên thiết kế mái che nghiêng để thoát nước mưa hiệu quả, tránh nước đọng và rò rỉ vào nhà. Nên sử dụng vật liệu chống thấm tốt và có độ bền cao.
- Kính cường lực: Chọn kính cường lực có độ bền cao, an toàn, trong suốt, lấy sáng hiệu quả.
- Polycarbonate: Có ưu điểm nhẹ, dẻo dai, chống va đập tốt, dễ thi công, giá rẻ hơn kính cường lực.
Khi lựa chọn vật liệu, cần cân nhắc yếu tố phẩm mỹ, chi phí, độ bền và khả năng lấy sáng. Ngoài ra, việc bảo trì định kỳ cũng rất quan trọng để đảm giếng trời luôn được vệ sinh và hoạt động hiệu quả, an toàn.
Xem thêm thông tin về: Có nên xây nhà cấp 4 không đổ cột: Những lưu ý cần biết
Lợi ích của việc bố trí giếng trời cho nhà ống
Giếng trời đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống trong gia đình. Cùng với đó, giếng trời được bố trí phù hợp trong loại hình nhà ống sẽ làm nổi bật các thiết kế trong ngôi nhà, mang lại trải nghiệm sống thoải mái hơn bao giờ hết.
Việc bố trí giếng trời cho nhà ống đã góp phần cải thiện không khí trong ngôi nhà, giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc – những tác nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như dị ứng, hen suyễn và các bệnh về đường hô hấp.
Về mặt tinh thần, giếng trời tạo ra không gian sống thoáng đãng và tràn ngập ánh sáng, mại lại cảm giác thư thái và dễ chịu cho người sử dụng. Trong quá trình sinh sống với nhiều áp lực, môi trường sống lành mạnh được thiết kế gần gũi với thiên nhiên sẽ giúp giảm đáng kể stress và cải thiện tâm trạng.
Ánh sáng tự nhiên còn có tác động tích cực đến chu kỳ giấc ngủ, giúp cân bằng nhịp sinh học và nâng cao sức khỏe. Việc tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng tự nhiên cảm nhận sự thay đổi thời tiết và khí hậu qua giếng trời có thể tạo cảm giác gần gũi với môi trường xung quanh.
Điều này còn đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh cuộc sống đô thị ngày càng tách biệt con người khỏi thiên nhiên. Về mặt phong thủy, giếng trời được coi như lá phổi của ngôi nhà, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, vượng khí,…
Khi thiết kế giếng trời cho nhà ống đúng phong thủy, cần lưu ý đến vị trí, hướng và kích thước sao cho phù hợp với toàn bộ cấu trúc của ngôi nhà. Một giếng trời bố trí đúng cách có thể tạo ra sự lưu thông năng lượng tốt, giúp xua đuổi năng lượng tiêu cực và thu hút sự may mắn, thịnh vượng vào nhà.
Lưu ý quan trọng khi chọn cách bố trí giếng trời cho nhà ống
Bố trí giếng trời trong nhà ống không chỉ là vấn đề ánh sáng mà con liên quan mật thiết đến không gian sống và sức khỏe của gia đình. Để đảm bảo rằng việc chọn và bố trí giếng trời đúng cách, mọi người cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
Tư vấn từ chuyên gia: Mọi người có thể lựa chọn đơn vị xây dựng uy tín để đưa ra các giải pháp thiết kế và bố trí giếng trời sao cho tối ưu nhất với không gian nhà ống của mình. Việc này sẽ giúp bạn an tâm khi làm việc cùng đội ngũ chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm.
Xem xét việc cân bằng nhiệt độ: Thiết kế giếng trời có thể kiểm soát nhiệt độ một cách hiệu quả. Tuy nhiên có thể xem xét về các yếu tố làm mất cân bằng nhiệt độ khi thiết kế giếng trời quá to hoặc vị trí không phù hợp.
Lựa chọn vật liệu: Nên đánh giá và tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm khi quyết định sử dụng vật liệu xây dựng cho giếng trời để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ. Đồng thời việc này sẽ giúp hạn chế chi phí bảo dưỡng, bảo trì sau này.
Khách hàng nếu có nhu cầu tư vấn về việc thiết kế giếng trời cho nhà ống cũng như thiết kế xây dựng nhà ống trọn gói có thể liên hệ trực tiếp với Phú Hưng Construction.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Lô 02.C, B1-08, KĐT An Phú Thịnh, P. Nhơn Bình, Tp Quy Nhơn, Bình Định
- Kỹ sư XD: 0933 44 22 98 (Mr Phú)
- Kỹ sư XD: 0903 588 779 (Mr Bạn)
- Email: phuhungquynhon@gmail.com
- Website: XaydungPhuHung.vn
Việc chọn bố trí giếng trời cho nhà ống là một quyết định quan trọng mang lại nhiều lợi ích về thẩm mỹ và tác động tích cực đến không gian sống trong mọi gia đình. Bằng việc theo dõi các thông tin do đơn vị Xây dựng Phú Hưng cung cấp, hy vọng mọi người có thể hiểu thêm về việc bố trí giếng trời cho nhà ống một cách hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- 30+ Mẫu nhà 2 tầng mái Thái đẹp, hiện đại được yêu thích nhất
- Thiết kế xây dựng nhà trọn gói tại H. Vân Canh uy tín, chuyên nghiệp
- 10+ Mẫu nhà cấp 4 hình chữ U đẹp hiện đại cho gia đình
- 48+ Mẫu nhà cấp 4 mái bằng kiểu hiện đại, đẹp nhất hiện nay
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!